ĐA-VÍT VÀ BÁT-SÊ-BA
Sermon • Submitted
0 ratings
· 67 viewsNotes
Transcript
Sermon Tone Analysis
A
D
F
J
S
Emotion
A
C
T
Language
O
C
E
A
E
Social
2 Sa-mu-ên 11-12:23
Trong cuộc sống khi đứng trước cám dỗ chúng ta sẽ làm gì? Liệu chúng ta sẽ đổ lỗi cho hoàn cảnh khi mình vấp ngã trước cám dỗ? Hay chúng ta kiên định quyết chống trả sự cám dỗ để thoát ra? Hay chúng ta sẽ dấn thân sâu hơn nữa theo như tục ngữ rằng lỡ phóng lao thì phải theo lao, hay lỡ leo lên lưng cọp rồi?
Trong bài học về Đa-vít đứng trước cám dỗ lạm dụng quyền lực và phạm tội tà dâm. Chúng ta có thể rút ra được hậu quả khi phạm tội và cố ý che dấu tội lội sẽ dẫn một người tội nhân đến đâu.
Bối Cảnh Phạm Tội
Bối Cảnh Phạm Tội
Vua Đa-vít không đi tham chiến nhưng sai các tôi tớ mình tham chiến trong sự vây thành Ráp-ba. Việc này có thể không trở thành vấn đề vì là một vị vua ông có quyền đích thân chinh phạt hay không.
Nhưng khi vua chỗi dậy khỏi giường mình và đi dạo chơi trên nóc đền vua. Thì vấn đề xuất hiện. Ông đã xuất hiện không đúng lúc và không đúng chỗ khi nhìn thấy Bát-sê-ba đang tắm (2). Tuy xuất hiện không đúng nơi và không đúng chỗ, ông vẫn có quyền lựa chọn xử lý vấn đề này ít nhất theo hai cách:
Từ bỏ việc nhìn ngắm người phụ nữ đang tắm. Thay đổi tâm trí về những dòng suy nghĩ không phù hợp và cầu nguyện để không xa vào sự cám dỗ.
Tiếp tục nhìn ngắm và đắm chìm vào những dòng suy nghĩ không phù hợp. Đây là lúc Gia-cơ nói về một người bị cám dỗ như thế nào khi mắc tư dục xuôi mình.
Chớ có ai đương bị cám-dỗ mà nói rằng: Ấy là Đức Chúa Trời cám-dỗ tôi; vì Đức Chúa Trời chẳng bị sự ác nào cám-dỗ được, và chính Ngài cũng không cám-dỗ ai. 14 Nhưng mỗi người bị cám-dỗ khi mắc tư-dục xui-giục mình. 15 Đoạn, lòng tư-dục cưu-mang, sanh ra tội-ác; tội-ác đã trọn, sanh ra sự chết. Gia-cơ 1:13-15.
Vua Đa-vít đã chọn để cho ý riêng mình đắm chìm vào sự cám dỗ. Dẫn đến hành động ông tiếp tục tìm kiếm thông tin nhiều hơn về người nữ đang tắm. Lúc này người nữ trong mắt vua không còn là một người nữ mà Đức Chúa Trời đã dựng theo hình ảnh của Ngài. Mà là một đối tượng để thỏa mãn dục vọng của mình.
Từ đấy rút ra được bài học là tội lỗi xem thường giá trị thật về một con người. Nó làm cho tội nhân nhìn người khác với ý nghĩ họ không còn là một con người nữa. Giờ con người chỉ là đồ vật hay đối tượng để một tội nhân thỏa mãn dục vọng của mình. Nói cách khác, tội lỗi coi thường Đức Chúa Trời khi nhìn tạo vật của Ngài không đúng với ý định của Đức Chúa Trời.
Thân thế của Bát-sê-ba là vợ của U-ri. U-ri lại là một trong 30 người lính tinh nhuệ thân cận của vua Đa-vít (2 Sa-mu-ên 23:39). Tên U-ri mang nghĩa “Đức Giê-hô-va là sự sáng.” Tuy U-ri là người Hê-tít nhưng tên của ông gợi ý rằng ông đã từ bỏ tôn giáo mình mà theo Đức Chúa Trời. Rất tiếc với một mối quan hệ đặc biệt như vậy cũng không thức tỉnh được sự cám dỗ của Đa-vít.
Điều này cho thấy tội lỗi chỉ làm bại hoại các mối quan hệ. Nó không xây dựng hay hàn gắn các mối quan hệ mà chỉ làm đổ vỡ các mối quan hệ.
Việc trở nên trầm trọng hơn khi Bát-sê-ba có thai về đem tin đến cho Đa-vít. Việc Kinh Thánh thêm thông tin rằng: “lúc ấy bà vừa mới thanh tẩy sau thời kỳ kinh nguyệt xong.” (4). Cho thấy việc bào thai không thể của ai khác hơn ngoài Đa-vít.
Để che đậy tội lỗi của mình, Đa-vít quyết định triệu hồi U-ri về từ chiến trường. Việc báo cáo vẫn diễn ra hằng ngày vì các sứ giả đi về từ chiến trường. Nhưng việc truyền một người lính thiện chiến từ chiến trường về để nghe báo cáo là việc bất thường.
Cho nên việc hỏi thăm của Đa-vít dành cho U-ri có thể là một việc bất thường mà làm gia tăng sự cảnh giác của U-ri để chứng minh lòng trung thành của mình.
Việc Đa-vít sai U-ri về nhà mình, “Hãy đi xuống nhà ngươi và rửa chân đi” (7) không đơn giản chỉ là như vậy. Nhưng ý nghĩa sâu xa đó là ngủ cùng với vợ của mình.
Với tính cách cương trực và trung thành. U-ri không thể nghe theo mà ông chọn ngủ lại tại cửa đền vua cùng với các tôi tớ. Khi đi ra trận không một người nào được phép đến gần phụ nữ vì đó là luật của dân Y-sơ-ra-ên. U-ri đã làm đúng với tính ngay thẳng của mình. Ông đưa lý do khi vua hỏi về việc không trở về nhà mình, “Hòm giao-ước, Y-sơ-ra-ên, và Giu-đa, vẫn ở dưới trại, Giô-áp, là chúa tôi, luôn với các tôi-tớ chúa tôi đương hạ trại nơi đồng-trống, còn tôi lại vào nhà mình đặng ăn, uống, và ngủ cùng vợ mình sao? Tôi chỉ mạng sống và linh-hồn của vua mà thề rằng, tôi chẳng biết làm một sự như vậy!” (11).
Điều trơ trêu trong câu chuyện này là người có quyền ngủ với vợ mình lại không dùng nó vì những lý do chính đáng và cao cả. Trong khi người không có quyền ngủ với vợ người khác lại lạm dụng quyền lực của mình mà phạm tội.
Đa-vít đã cố gắng chuốc rượu cho U-ri say. Dầu vậy cả hai ngày U-ri đều không có đi về nhà mình. Dầu cho U-ri say đi chăng nữa ông vẫn tỉnh táo hơn Đa-vít, là kẻ say trong tội lỗi.
Việc bất thành trong việc để cho U-ri chịu trách nhiệm về bào thai của Đa-vít nếu U-ri về ngủ với vợ mình. Dẫn đến hành vi táo báo hơn khi Đa-vít chọn giết U-ri mượng tay dân Am-môn để làm điều này.
Việc U-ri chết dấy lên nhiều suy nghĩ về người công bình vì sao lại có kết cuộc như vậy? Dù là suy nghĩ gì về trường hợp của U-ri thì chúng ta phải nên nhớ một điều là, “7Khốn-nạn cho thế-gian vì sự gây nên phạm tội! Vì sự gây nên phạm tội phải có; song khốn-nạn thay cho ai là kẻ gây nên phạm tội! (Mathiơ 18:7). Khốn nạn thay cho số phận của U-ri. Nhưng kẻ gây nên sự phạm tội còn khốn nạn hơn. Đa-vít phải trả giá đắt cho hành động phạm tội của mình.
Không ai có trải nghiệm tốt hơn Đa-vít về việc bị người khác hãm hại. Sau-lơ đã không ít lần mượn tay kẻ thù nghịch để giết Đa-vít. Nay chính Đa-vít dùng cùng một cách của Sau-lơ để giết U-ri để che đậy tội lỗi của mình.
Điều này cho thấy lời Đức Chúa Jêsus nói là đúng, “ai phạm tội là tôi mọi của tội lỗi,” (Giăng 8:34). Vì cớ vua Đa-vít phạm tội khi ông lạm dụng quyền lực của mình mà phạm tội tà dâm cùng Bát-sê-ba. Nên ông đã trở nên tôi mọi của tội lỗi khi ông càng cố che đậy tội lỗi của mình thì lại càng phạm thêm nhiều tội lỗi nữa.
Khi U-ri đã chết, Giô-áp sai đem tin về cho Đa-vít. Đa-vít đã nói, “gươm khi giết kẻ nầy, khi giết kẻ khác.” (25). Thật vậy Đa-vít dùng gươm để giết người, thì gươm cũng trở lại nghịch cùng nhà Đa-vít.
Trong câu chuyện này, tuy Đa-vít đã lạm dụng quyền lực của mình mà bắt Bát-sê-ba phạm tội cùng mình. Thì Bát-sê-ba cũng không tránh khỏi việc phạm tội. Vì bà có quyền từ chối vua theo luật pháp của Đức Chúa Trời. Vua không có quyền để lấy một người nữ đã có chồng. U-ri đã hành động tốt hơn Bát-sê-ba khi chọn không vâng theo lời vua về nhà để ngủ với vợ mình. Rất tiếc Bát-sê-ba đã không khước từ Đa-vít. Dẫn đến việc bà có can dự gián tiếp vào cái chết của chồng mình.
Đức Chúa Trời Không Đẹp Lòng Về Đa-vít
Đức Chúa Trời Không Đẹp Lòng Về Đa-vít
Đa-vít đã phạm tội nghịch cùng Bát-sê-ba và U-ri, và cả tổng binh Giô-áp. Dầu vậy còn một Đấng lớn hơn mà Đa-vít đã phạm tội nghịch cùng, Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời đã sai tiên tri đến dùng truyện ngụ ngôn mà chỉ tội của Đa-vít. Trong ví dụ của tiên tri Nathan, trọng điểm là người giàu đã lạm dụng quyền lực của mình mà tước đoạt đi con chiên cái nhỏ của người nghèo. Điều này đúng với bản chất phạm tội của Đa-vít khi ông lạm dụng quyền lực của mình mà tước đoạt đi Bát-sê-ba cùng với mạng sống của U-ri.
Đa-vít đã phạm trọng tội là khinh bỉ lời Đức Chúa Trời. Đa-vít đã khinh Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời trách Đa-vít, “Ta đã xức dầu lập ngươi làm vua Y-sơ-ra-ên, ta đã giải-cứu ngươi khỏi tay Sau-lơ. 8Ta cũng ban cho ngươi nhà của chủ ngươi, trao vào tay ngươi các vợ của chủ ngươi, lập ngươi làm vua của nhà Y-sơ-ra-ên và Giu-đa, và nếu điều đó không đủ, ắt ta sẽ thêm cho ơn khác nữa. 9Cớ sao ngươi đã khinh-bỉ lời của Đức Giê-hô-va, mà làm điều không đẹp lòng Ngài? Ngươi đã dùng gươm giết U-ri, người Hê-tít, lấy vợ nó làm vợ ngươi, còn nó thì ngươi đã giết bởi gươm của dân Am-môn. 10Nên bây giờ, gươm chẳng hề thôi hủy-hoại nhà ngươi, bởi vì ngươi đã khinh ta, cướp vợ U-ri, người Hê-tít, đặng nàng làm vợ ngươi.” (2 Sa-mu-ên 12:8-10).
Điều này cho thấy tội lỗi không thể làm sáng danh Đức Chúa Trời được. Nó chỉ có thể sỉ nhục Đức Chúa Trời mà thôi. Khi một người phạm tội nghịch cùng người khác là cũng phạm tội nghịch cùng Đấng Tạo Hóa của cả hai người.
Hình Phạt Dành Cho Nhà Đa-vít
Hình Phạt Dành Cho Nhà Đa-vít
Gươm chẳng hề thôi hủy-hoại nhà ngươi (10).
Am-môn chết bởi Áp-sa-lôm.
Áp-sa-lôm nổi dậy chống nghịch Đa-vít và bị giết bởi Giô-áp.
Sa-la-môn giết A-đô-ni-gia.
Ta sẽ khiến từ nhà ngươi nổi lên những tai-họa giáng trên ngươi; ta sẽ bắt các vợ ngươi tại trước mắt ngươi trao cho một người lân-cận ngươi, nó sẽ làm nhục chúng nó tại nơi bạch-nhựt. (11)
Áp-sa-lôn đi đến cùng các cung phi của Đa-vít (2 Sa-mu-ên 16:20-23).
Nên con trai đã sanh cho ngươi hẳn sẽ chết (13).
Đa-vít Ăn Năn
Đa-vít Ăn Năn
Khi tiên tri Nathan bày tỏ tội lỗi của Đa-vít, Đa-vít đã không chối tội mình nhưng ăn năn (13). Chúng ta có thể xem thêm ông đã ăn năn qua lời cầu nguyện như thế nào trong Thi-Thiên 51.
Đây là tấm gương mà chúng ta cần học hỏi ở Đa-vít. Dầu ông cố gắng che dấu tội lỗi cách mấy, đến lúc ông nhận ra tội lỗi thì ăn năn.
Chúng Ta Rút Ra Bài Học Gì?
Chúng Ta Rút Ra Bài Học Gì?
Mỗi người bị cám-dỗ khi mắc tư-dục xui-giục mình. 15 Đoạn, lòng tư-dục cưu-mang, sanh ra tội-ác; tội-ác đã trọn, sanh ra sự chết.
Tội lỗi coi thường loài người được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời. Nó khiến người phạm tội xem con người là đồ vật hay đối tượng để thỏa mãn tư dục của mình.
Tội lỗi hủy hoại tất cả các mối quan hệ về phía Đức Chúa Trời lẫn con người.
Tội lỗi khinh bỉ và sỉ nhục Đức Chúa Trời.
Tội lỗi khiến con người làm tôi mọi cho nó để phạm hết tội này đến tội khác.
Hậu quả của tội lỗi luôn luôn lớn hơn việc phạm tội.
Sự tha thứ của Đức Chúa Trời không bao gồm việc loại trừ hậu quả của tội lỗi.
Ăn năn là điều tất yếu của việc chấm dứt phạm tội.
Câu hỏi dành cho bản thân chúng ta: liệu bạn có thể hay sẽ chống trả sự cám dỗ hay không? Tùy theo cách chúng ta trả lời mà hậu quả hay kết quả sẽ đến trên đời sống của chúng ta.