The Lord Prayer
Bài Cầu Nguyện Chung • Sermon • Submitted
0 ratings
· 14 viewsNotes
Transcript
Sermon Tone Analysis
A
D
F
J
S
Emotion
A
C
T
Language
O
C
E
A
E
Social
Mở Bài:
Mở Bài:
Hầu như trong chúng ta ai cũng thuộc lòng bài cầu nguyện chung, mỗi HT và giáo hội thay đỗi từ ngữ khác nhau. Nhiều lúc chúng ta đọc bài cầu nguyện chung mỗi người đọc một phiên bản khác nhau.
Giáo Hội công giáo thường dạy giáo dân học thuộc lòng bài này, để cầu nguyện và phần đông ai nấy cứ đọc như là một bài thần chú khi gặp hoạn nạn khó khăn.
Trong khi đó các HT tin lành thường dùng bài này để đọc sau khi cầu nguyện. Cho nên ai nấy gọi là cầu nguyện chung. Cũng không đúng luôn, vì bài cầu nguyện này không phải là bài cầu nguyện chung, nhưng bài này Chúa Giê-su ban cho chúng ta một cái giàn bày “outline"
Thế thì lúc nào dùng bài cầu nguyện chung “The Lord's Prayer" và cách nào đúng theo KT? Qua đó, tôi sẽ cậy ơn Chúa chia sẻ một loạt bài nhằm hiểu rõ ý muốn của Chúa thay vì theo phong tục của giáo hội hay HT.
Trước hết, hãy xem bối cảnh trước khi Chúa Giê-su bảo các môn đồ “vậy, các con hãy cầu nguyện như thế này" Xem trong Ma-thi-ơ 6.
Từ câu 1-6, Chúa quở trách vì nhiều người thích phô trương cách làm việc thiện, và cách cầu nguyện. Hãy xem câu 7-8, người ngoại họ cầu nguyện như thế nào? họ cầu nguyện với ai? Tôi để ý mỗi khi có khủng hoãn gì xảy ra, thì có nhiều người dẫu không tin Chúa, không tin ai hết, mà họ kêu gọi để cầu nguyện, vậy họ cầu nguyện với ai?
Đó là lời sáo rỗng như dân ngoại… nói lập đi lập lại lời lẽ không có ý nghĩa chớ không phãi người nói văn hoa bốn bảy. Văn hoa bốn bảy không có sai, nhưng văn hoa bốn bảy để phô trương và không có gây dựng tâm linh, thì kể như lời sáo rỗng “meaning less"
Thông thường lời cầu nguyện lập đi lập lại vì chúng ta hết chuyện xin. Trong thần học, chúng ta chia ra làm ba trình độ của sự cầu nguyện.
[1] Baby Pray: Xin, xin, và xin… Thường đứa trẻ con cần cha mẹ điều gì, thì nó chạy đến cha mẹ mà xin. xin tới xin lui, xin chừng nào cho được. Có đứa thường nói dai.
[2] Youth Pray: tuổi 18 - 35 là tuổi háo thắng. Lúc nào cũng hăng. Lời cầu nguyện nào ra cũng, đuổi linh này đuổi linh kia, mà không thấy sự ca ngợi tôn vinh ĐCT.
[3] Adult Pray: người lớn tuổi ít khi thổ lộ cảm giác của mình. cứ giấu kính và chờ mọi người đón ý nghĩ của mình. Cho nên một số người lớn tự nhiên giận, không có ai làm gì hết, nhưng bởi không ai có thể đón ra cảm giác của mình rồi giận.
Thế thì
Câu hỏi, trong chúng ta đang trong tình độ nào? Chúa không có cấm chúng ta xin, Chúa cũng không có cấm chúng ta chiến đấu với quyền lực tối tăm, Chúa cũng không có cấm chúng ta yên lặng chờ Chúa hiểu lòng mình.
Nếu chỉ xin, thì cũng vài điều sẽ hết chuyện, đuổi ma đuổi quỷ vài phúc cũng hết chuyện, yên lặng chờ Chúa một hồi cũng mỗi lưng mỗi chân.
Thế thì cầu nguyện phải bao gồm các yếu tố nào và bao lâu mới đủ? Ma-thi-ơ 26:40
Dựa trên câu này, Chúa bảo ích nhất cầu nguyện với Chúa 1 tiếng đồng hồ. Có thể mỗi ngày, có thể mỗi lúc, có thể mỗi sáng, có thể mỗi tối. Dẫu lịch trình của quý vị hằng ngày thể nào, nhưng hãy tỉnh thức và cầu nguyện với Chúa ích nhất 1 tiếng đồng hồ.
Tại sao? bởi vì con người xác thịt của chúng ta rất yếu. thiếu cầu nguyện = thiếu sự liên kết với Chúa thì sẽ dể bị cám dỗ. Cám dỗ tình dục, tiền bạc, danh vọng, ăn uống, nói hành, suy nghĩ tiêu cực, v.v.
Tôi biết có người sẽ hỏi, tại sao rất nhiều tín hữu tin lành cầu nguyện nhiều lắm sao họ vẫn vấp phạm? Một trong các yếu tố mà hầu như chúng ta bị vấp phạm vì cầu nguyện theo bản ngã và ý tưỡng của mình con người xác thịt hơn ý tưỡng của Chúa.
Ý tưỡng của Chúa, phải đi theo giàn bày của Chúa chớ đừng đi theo suy nghĩ rừng.
Our (của chúng con) Father (sự mật thiết tình cha con) Hallowed be thy name (danh cha được tôn thánh) sự tôn kính cha thánh của chúng con. Thánh nghĩa là biệt riêng ra, cũng đồng với sự trong trắng của nước trời “thiên đàng" chớ không như ở thế gian.
Nước Cha được đến - oai nghiêm trong sự hiện hữu cũa Ngài với chúng ta.
Ý Cha được nên, ở đất như ở trên trời - đầu phục trong ý tưỡng tốt của Ngài. Tin chắc Cha thánh của mình luôn ban cho điều tốt nhất. Chúa ban cho điều tốt từ trên trời dẫu thân xác này vẫn còn ở thế gian.
Xin cho chúng con hôm nay thức ăn đủ ngày - lệ thuộc vào sự chăm sóc của Ngài trong vật chất. Nghĩa là Chúa không để cho con cái mình thiếu, Chúa không để cho con cái mình đi ăn xin. “tôi xin mở quặc - xin Chúa cho đầy đủ vật chất, nhưng bản ngã tội lỗi khiến quý vị ra nông nỗi này, chớ không phải Chúa không có ban cho.”
Xin tha tội cho chúng con, như chúng con đã tha những kẻ có lỗi với chúng con - Chúa thanh tẩy tội lỗi của chúng ta, thì không có lý do gì mà chúng ta đem vết dơ của chúng ta trét lên người khác. Giận hờn người khác, không tha thứ người khác, là chúng ta đang trét bùn lên người khác.
Có người dựa trên Ma-thi-ơ 5:23-26, mà không đi nhóm thờ phượng Chúa. Chưa làm hoà với ai đó thôi ở nhà luôn.
Xin đừng để chúng con bị cám dỗ - Chúa hướng dẫn “lead" dẫn đưa chúng ta đến sự đắc thắng thì sự cám dổ phải lui lại.
nhưng cứu chúng con khỏi điều ác - khải hoàn là dành trọn đắc thắng với quyền lực tối tăm. trong các trận đấu boxing hay ultimate fighting, khi knock out đối phương đừng vội vui mừng, phải chờ trọng tài đếm 1-10 mà đối phương không trổi dậy, mới thật sự công bố chiến thắng. giúp chúng ta đắc thắng mọi hình thức của cám dỗ, thì chúng ta phải make sure trọng tài đã đếm 1-10 mà cám dỗ không còn trỗi dậy được nữa thì mới kể là đắc thắng.
Vì vương quốc - cậy trong sự bảo hộ từ vương quốc của Chúa.
Quyền Năng - cậy vào đấng toàn năng để “magnify” vẽ đẹp mà được phóng ra lớn hơn nữa để phủ khắp. Vường hoa đẹp chỉ nhìn thấy được sau cơn mưa trời lại sáng ra.
Vinh Quang đều thuộc về Cha đời đời - táng dương vẽ đẹp hùng vĩ của đấng tạo nên để muôn vật chiêm ngưỡng đời đời chớ không chỉ một thời gian nào đó thôi.
A-men, chấm dứt trong sự trọn vẹn của những điều trên.
Tuần sau chúng ta sẽ đi sâu vào ý nghĩa của từng câu. Trước khi kết luận, có 8 câu hỏi giải đáp thắc mắc
Kết luận: nền tảng của sự cầu nguyện bắt đầu bằng bài cầu nguyện chung “The Lord's prayer" những tuần tới chúng ta sẽ đào xâu trong ý nghĩa từng lời của bài cầu nguyện.
Tối hôm nay, chúng ta nắm được khái niệm của sự cầu nguyện bắt đầu từ sự dạy dỗ của Chúa Giê-su, và chúng ta cũng hiểu được mục tiêu của sự cầu nguyện.